Chuyên đề Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh năm 2014

643
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM,
CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM
———-
BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO
I. Lý do và quá trình xác định chủ đề, chuẩn bị nội dung
II. Những nội dung cơ bản cần tập trung nghiên cứu, quán triệt
III. Về hướng dẫn thực hiện chủ đề của Ban Tuyên giáo Trung ương
NỘI DUNG BÁO CÁO 
I. Lý do và quá trình xác định chủ đề và chuẩn bị nội dung
1- Sự cần thiết tổ chức học tập và thực hiện chủ đề năm 2014
– Tiếp tục cụ thể hóa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác theo Chỉ thị 03-CT/TW
– Bối cảnh và điều kiện mới của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
– Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng
2. Quá trình xác định chủ đề và chuẩn bị nội dung
– Tọa đàm, trao đổi để xác định chủ đề
– Xin ý kiến các cơ quan chuyên môn, thành viên Bộ phận giúp việc Ban Bí thư
– Xin ý kiến lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương
– Phối hợp với Học viện CTQG xây dựng nội dung. Lãnh đạo cho ý kiến về nội dung
– Phối hợp với Nhà xuất bản CTQG xuất bản tài liệu
II. Những nội dung cơ bản cần tập trung nghiên cứu, quán triệt
I. TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM 
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm
1.1. Về tinh thần trách nhiệm và sự cần thiết phải nêu cao tinh thần trách nhiệm
– Trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm
– Trách nhiệm công dân và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên
– Cơ sở lý luận và thực tiễn của tinh thần trách nhiệm
– Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức tựu trung lại là “hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung nêu cao tinh thần trách nhiệm
a) Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công tác
b) Tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao
c) Nắm vững chính sách và thực hiện đường lối quần chúng
d) Trái ngược với tinh thần trách nhiệm là bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân
2.1. Về chủ nghĩa cá nhân và sự cần thiết phải chống chủ nghĩa cá nhân
– Chủ nghĩa cá nhân đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình (địa phương) mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc”
– Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những “căn bệnh”
– Chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản chân chính
– Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ
– “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân”
2.2. Những biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân
a) Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân
– Bệnh nể nang:
– Bệnh kéo bè, kéo cánh, cục bộ, bản vị:
– Bệnh cá nhân:
– Bệnh hữu danh vô thực:
–  Bệnh tham lam:
–  Bệnh lười biếng:
–  Bệnh tham ô…
b) Tác hại của chủ nghĩa cá nhân
– “Chủ nghĩa cá nhân” đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm
– Do chủ nghĩa cá nhân mà phạm phải nhiều sai lầm
– Chủ nghĩa cá nhân làm mất lòng tin của dân với Đảng, với cán bộ.
– Chủ nghĩa cá nhân là một trong ba nguy cơ đối với Đảng cầm quyền.
3. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm
3.1. Về nói đi đôi với làm và sự cần thiết phải nói đi đôi với làm
– Nói thì phải làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc thực hành đạo đức
– Thể hiện sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, suy nghĩ và hành động, tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức,
– Biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức
3.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm”
– Nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
– Không được nói một đàng, làm một nẻo
– Không được hứa mà không làm
– Không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh… phải thật thà nhúng tay vào việc
4. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
4.1. Tấm gương nêu cao tinh thần trách nhiệm
– Tự xác định trách nhiệm của người dân mất nước, ra đi tìm đường cứu nước,
– Thực hiện trách nhiệm thức tỉnh dân tộc Việt Nam về nhiệm vụ và con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
– Thành lập Đảng, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp và dân tộc
– Trong lao tù hay khi làm việc tại Quốc tế cộng sản luôn luôn mong muốn được hoạt động.
– Vì mục tiêu giành độc lập dân tộc, làm cho ích quốc lợi dân, “dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề”
– Trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất “như người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận”
– Trước khuyết điểm chung, đã thể hiện tinh thần dám chịu trách nhiệm, không né tránh, thay mặt Đảng, Chính phủ xin lỗi nhân dân
4.2. Tấm gương về chống chủ nghĩa cá nhân
– Tấm gương chống sùng bái cá nhân
– Tấm gương sống chân thành, khiêm tốn, phấn đấu suốt đời vì nước, vì vì dân
– Tấm gương sống trong sạch, giản dị, không ham tiền tài, danh vọng, không lợi dụng quyền lực
4.3. Tấm gương “nói đi đôi với làm”
– Tấm gương thực hành sáng tạo năm nội dung: Thực hành lý luận; thực hành dân chủ; thực hành dân vận; thực hành đại đoàn kết; thực hành đạo đức cách mạng và đạo đức làm người.
– Tấm gương nói ít, làm nhiều, có những vấn đề đạo đức, không nói mà chỉ làm
– Dù việc lớn hay nhỏ, tự mình phải làm gương trước.
–  Nói đi đôi với làm, tấm gương lối sống trung thực, giản dị,  đối lập với giả, với dối
II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐỐI VỚI LÀM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.Sự cần thiết…
2. Nội dung học tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
2.1. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
– Trách nhiệm với lý tưởng: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
– Tinh thần trách nhiệm trong thực hiện Cương lĩnh, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
– Tinh thần trách nhiệm trong những công việc cụ thể, hàng ngày
– Tinh thần trách nhiệm trong chống chủ nghĩa cá nhân, chống thói vô cảm trước những vất vả, khó khăn của nhân dân.
2.2 Đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng
– Đạo đức là gốc; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, quan trọng, thường xuyên của toàn Đảng
– Từ thực trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng hiện nay. Giáo dục đạo đức là một trong những giải pháp cơ bản.
– Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ cũng phải đặt lợi ích của Đảng ra trước
– Chống chủ nghĩa cá nhân trước hết phải chống từ trong Đảng và trong bộ máy quản lý nhà nước.
2.3. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng
– Thực hiện “nói đi đôi với làm” là phát huy truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc, là thực hành đạo đức cách mạng
– Khắc phục bệnh nói dối, làm sai, dối cấp trên, dối dân, tham nhũng, bao che khuyết điểm… đang gây bức xúc trong xã hội, mất niềm tin trong nhân dân.
– Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu. “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”
2.4. Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên, quan trọng
– Yêu cầu và phương thức thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị
– Yêu cầu và nội dung thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng
– Là một nguyên tắc thực hành đạo đức: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”
– Đảng cầm quyền, cơ chế thị trường và nguy cơ thoái hóa, biến chất của các tổ chức Đảng, sa ngã cán bộ, đảng viên, công chức khi có quyền lực
– Trong bối cảnh hiện nay, rất cần học tập và làm theo lời dạy của Bác: “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”
– Thực tiễn kết hợp thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI trong hơn một năm qua
– Tấm gương sáng về đạo đức, mẫu mực trong học tập và làm theo Bác Hồ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được nhân dân ngưỡng vọng
3. Một số giải pháp thực hiện trong giai đoạn hiện nay
3.1. Tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
– Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài
– Có nhận thức đúng để có hành động đúng
– Coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, hướng con người vào những chuẩn chân – thiện – mỹ, nhất là với thế hệ trẻ.
– Tiếp tục cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức của mỗi giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội, ngành nghề
– Tuyên truyền rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân.
3.2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI
– Giữ vững các nguyên tắc xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng
– Nhìn thẳng vào sự thật, không nể nang, né tránh; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất được nhân dân quan tâm
– Xây dựng kế hoạch cụ thể, sát đúng, có lộ trình và thời gian khắc phục những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm.
– Thực hiện nghiêm túc Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư
3.3. Coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện
– Xác định rõ trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức.
– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Thực hiện tốt Quy định số 55-QĐ/TW ngày 10-1-2012 của Ban Bí thư
– Phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm
3.4. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật; tăng cường tính nghiêm minh của kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước
– Vai trò của cơ chế, chính sách, pháp luật trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và xây dựng nhà nước pháp quyền.
– Tăng cường sự nghiêm minh của pháp luật “luật pháp bất vị thân”
– Phát huy vai trò tích cực của dư luận xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng
– Phát huy dân chủ trong Đảng và thực hiện kỷ luật đảng thật sự nghiêm minh
3.5.Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân…
– Có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Đảng; động viên, khuyến khích và tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên
– Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, công luận đối với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức
– Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI  về dân vận
– Đẩy mạnh tuyên truyền, về người tốt, việc tốt.
3.6. Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố mối quan hệ gắn bó, máu thịt, sống còn giữa Đảng và nhân dân
– Lời dặn của  Bác:  “Các đồng chí từ Trung ương đến chi bộ phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
– Xác định đây là trách nhiệm hàng đầu, trước hết là của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp
– Để đoàn kết Đảng với dân, phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân…
– Tập trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân
– Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 8 “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”
III. Về hướng dẫn thực hiện của Ban Tuyên giáo Trung ương (Hướng dẫn 96-HD/BTGTW, ngày 05-12-2013)
I. Mục đích, yêu cầu
– Tiếp tục nâng cao nhận thức và tổ chức việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong cán bộ, đảng viên, nhân dân
– Gắn với chủ đề toàn khóa (đã quán triệt trong 2 năm 2011, 2012) và chủ đề 2013
– Góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Đảng và nhiệm vụ chính trị
– Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân
II.Nội dung liên hệ
– Tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
– Tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm
– Thảo luận về các giải pháp nêu trong tài liệu, gắn với thực tiễn hiện nay
– Mỗi tổ chức, cá nhân cán bộ, đảng viên, công chức… tự xác định phương hướng phấn đấu
III.Tổ chức học tập và tuyên truyền
– Tổ chức nghiên cứu, thảo luận chủ đề trong sinh hoạt chi bộ, cơ quan đơn vị.
– Cấp tỉnh, huyện có thể tổ chức giới thiệu nội dung chuyên đề cho cán bộ chủ chốt, báo cáo viên. Đảng bộ cơ sở có thể tổ chức giới thiệu nội dung chuyên đề cho cán bộ, đảng viên.
– Phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên để tuyên truyền, quán triệt nội dung chuyên đề
– Thời gian: trong suốt năm 2014.
– Tài liệu: Theo tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
IV.Tổ chức thực hiện
– Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tập huấn báo cáo viên trong tháng 12-2013
– Cấp ủy đảng các cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt thực hiện tại địa phương, cơ quan, đơn vị
– Ban Tuyên giáo các cấp tham mưu giúp cấp ủy tổ chức thực hiện, kiểm tra
– Các cơ quan báo chí xây dựng kế hoạch tuyên truyền./.
Chúc mừng Năm mới 2014
Chào Xuân Giáp Ngọ
Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây