GIỚI THIỆU |
Trong hoạt động đào tạo & bồi dưỡng nghề nghiệp, Trung tâm đã và đang triển khai thực hiện đa dạng hóa phương thức và ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo tại Trung tâm; đào tạo lưu động tại các cơ sở địa phương, các Doanh nghiệp, cơ sở SXKD và các mô hình đào tạo, bồi dưỡng nghề gắn với thực hành sản xuất và hỗ trợ giải quyết việc làm sau học nghề cho thanh niên, người lao động trên địa bàn các tỉnh trong khu vực. Đào tạo sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 03 tháng và bồi dưỡng tay nghề, với các nghề: May công nghiệp, Cơ khí – Hàn, Sửa chữa Ô tô, Tin học ứng dụng, Thêu ren, Mộc dân dụng, Đan lát thủ công… Giáo dục định hướng, đào tạo ngoại ngữ và đào tạo nghề (May công nghiệp, Hàn) đạt trình độ kỹ năng tay nghề cao đáp ứng yêu cầu cung ứng nguồn nhân lực lao động đi làm việc ở nước ngoài cho các tổ chức XKLĐ. Song hành với việc thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề theo nhu cầu của người học, nhu cầu của Doanh nghiệp, Trung tâm còn tham gia các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn các tỉnh Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Từ năm 2010 tham gia thực hiện các Hợp đồng đào, bồi dưỡng nghề cho LĐNT thuộc đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đén năm 2020” và từ năm 2016 tham gia thực hiện các Hợp đồng đào, bồi dưỡng nghề cho người khuyết tật. Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu học nghề ở những trình độ cao hơn, trung tâm đã triển khai thực hiện các chương trình hợp tác, liên kết với các trường trung cấp, trường cao đẳng tổ chức đào tạo nghề dài hạn, với những ngành nghề: Tin học, Kế toán, Xây dựng, May công nghiệp… |
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG |
Chương trình nghề Hàn |
1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp a. Kiến thức: + Hiểu được những kiến thức cơ bản về hàn và cắt kim loại bằng hồ quang tay và ngọn lửa khí. + Trình bày được kỹ thuật hàn và cắt các vị trí trong không gian. + Chuẩn bị được liên kết hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. b. Kỹ năng: + Vận hành và sử dụng thành thạo các thiết bị hàn cắt hồ quang tay và hàn cắt khớ. + Hàn được các vị trí hàn trong không gian. + Phát hiện được các khuyết tật thường xảy ra trong quá trình hàn và khắc phục được các khuyết tật c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Học tập nghiêm túc , tích cực + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị + Có trách nhiệm sử dụng hợp lý và bảo quản tốt thiết bị chung 1.2. Cơ hội việc làm: Học sinh, học viên sau khi tốt nghiệp được giới thiệu vào làm trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, sửa chữa, gia công cơ khí; xây dựng; lắp máy…hoặc có thể tự tạo lập cơ sở SXKD trong lĩnh vực nghề được đào tạo. 2. Nội dung giảng dạy 2.1. An toàn lao động 2.6. Thực tập tại doanh nghiệp, cơ sở SXKD. |
II. Chương trình nghề Thêu ren
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
a. Kiến thức:
+ Nhận biết được các yếu tố kỹ thuật, cách chọn mẫu, sang mẫu vào nền thêu, cách căng khung, cầm kim và đâm chỉ.
+ Nắm vững một số phương thêu nối đầu, thêu lướt vặn, thêu bó,thêu bạt, thêu đâm xô, thêu sa hạt – đột, thêu chăng chặn lát khoán vảy, thêu giáp tỉa.
+ Nắm vững được kỹ thuật trang trí mỹ thuật, kỹ thuật thắt ren các sản phẩm.
b. Kỹ năng:
+ Biết cách chọn mẫu thêu, sang mẫu, cách căng khung, cách cầm kim và đâm chỉ.
+Thành thạo kỹ thuật thêu như thêu nối đầu, thêu lướt vặn, thêu bó,thêu bạt, thêu đâm xô, thêu sa hạt – đột, thêu chăng chặn lát khoán vảy, thêu giáp tỉa.
+ Biết cách trang trí một số sản phẩm đơn giản.
+ Thắt ren và hoàn thiện sản phẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+ Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có tính cần cù, chịu khó, kiên nhẫn;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc.
+ Có tác phong nghề nghiệp.
1.2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề thêu ren, học viên có thể trực tiếp tham gia làm việc tại các cơ sở SXKD, Doanh nghiệp hoặc làm việc độc lập tại cơ sở do cá nhân, tổ chức sản xuất.
2. Nội dung giảng dạy
+ An toàn lao động
+ Khái quát về nghề thêu ren
+ Những vấn đề chung
+ Kỹ thuật thêu ren
+ Phương pháp đồ sản phẩm
III. Chương trình nghề Mộc dân dụng
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
a. Kiến thức:
+ Nắm vững kiến thức cơ bản vẽ kỹ thuật biết vận dụng các kiến thức vào nghề nghiệp.
+ Nhận biết được các đặc điểm, tính chất và những khuyết tật của một số loại vật liệu gỗ thường dùng trong nghề.
+ Nắm vững các kiến thức về các loại dụng cụ thường dùng trong nghề, biết cách sử dụng bảo quản thiết bị đó.
+ Nắm vững được kỹ thuật Pha phôi, bào phẳng bề mặt nguyên liệu, gia công
một số loại mộng thông thường, lắp giáp các chi tiết.
b. Kỹ năng:
+ Sử dụng được các loại dụng cụ thường dùng trong nghề mộc.
+ Pha được phôi liệu.
+ Bào phẳng bề mặt nguyên liệu.
+ Gia công được một số loại mộng thông thường.
+ Gia công được một số loại ghế thông dụng.
+ Lắp giáp các chi tiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có tính cần cù, chịu khó, kiên nhẫn;
+ Có tác phong nghề nghiệp.
1.2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề mộc dân dụng, học viên có thể trực tiếp tham gia làm việc tại các cơ sở SXKD, Doanh nghiệp hoặc làm việc độc lập tại cơ sở do cá nhân, tổ chức sản xuất.
2. Nội dung giảng dạy
+ An toàn lao động
+ Vật liệu gỗ
+ Công nghệ pha phôi
+ Công nghệ bào mặt phẳng
+ Công nghệ gia công mộng và lỗ mộng
+ Phương pháp lắp ráp sản phẩm
+ Trang sức bề mặt sản phẩm
IV. Chương trình nghề Công nghệ ô tô
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
a. Kiến thức:
+ Nhiệm vụ, phân loại, yêu cầu của hệ thống khởi động – đánh lửa, hệ thống chiếu sáng tín hiệu và hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
+ Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động và các hệ thống đánh lửa, hệ thống chiếu sáng tín hiệu, hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
+ Cấu nguyên lý làm việc của động cơ khởi động và các loại rơle dùng trong hệ thống khởi động, đánh lửa.
+ Các sơ đồ mạch điện của hệ thống khởi động và các loại hệ thống đánh lửa trên ô tô.
+ Các sơ đồ mạch điện của hệ thống chiếu sáng tín hiệu và hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
+ Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, hư hỏng các bộ phận của hệ thống khởi động-đánh lửa, hệ thống chiếu sáng tín hiệu và hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
+ Qui trình tháo lắp các thiết bị của các hệ thống trên ô tô.
+ Sử dụng các dụng cụ thiết bị đúng kỹ thuật, hợp lý và an toàn trong sửa chữa, bảo dưỡng trên ô tô.
b. Kỹ năng:
+ Nhận dạng được các chi tiết của các hệ thống.
+ Lắp ráp và đấu nối được các hệ thống hệ thống khởi động và các loại hệ thống đánh lửa, hệ thống chiếu sáng tín hiệu, hệ thống điều hòa không khí trên sa bàn và trên ô tô
+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa được các hư hỏng của các thiết bị, bộ phận đúng quy trình và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc.
+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc
1.2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo sơ cấp nghề Điện-Điện lạnh ô tô, học sinh có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền lắp ráp của các nhà máy lắp ráp ô tô trong và ngoài nước hoặc làm việc độc lập tại xưởng sửa chữa.
2. Nội dung giảng dạy
+ An toàn lao động
+ Thực hành mạch điện cơ bản
+ Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa
+ Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô.
+ Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
V. Chương trình nghề May công nghiệp
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
a. Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức các môn cơ sở như: Vật liệu may, An toàn lao động, Vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề may công nghiệp.
+ Hiểu được tính chất cơ bản của một số nguyên vật liệu sản xuất ra các sản phẩm may.
+ Biết được nguyên lý vận hành đảm bảo an toàn, tính năng, tác dụng và bảo quản một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may công nghiệp.
+ Nắm được phương pháp may chi tiết và lắp ráp các chi tiết trên sản phẩm may thông dụng; kiểm tra được sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu may công nghiệp.
+ Hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của lao động nghề may công nghiệp về an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
+ Nắm được kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp.
b. Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phụ trợ trên trên dây chuyền may công nghiệp như máy may 1 kim; máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ; máy cuốn ống; máy thùa khuyết; máy đính cúc.
+ Vận hành thiết bị an toàn và đúng quy trình kỹ thuật để thực hiện may các đường may cơ bản như đường vắt sổ; đường may can; đường may viền; đường may cuốn; đường may mí; đường may lộn; đường may diễu; đường may tra; thùa khuyết; đính cúc đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ May các chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may ly chiết; may nẹp; may túi; may thép tay; may măng séc; may cổ; may cửa khoá quần; may cạp quần đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật.
+ May lắp ráp các cụm chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may vai; tra cổ; tra tay; may sườn; tra măng séc; tra cạp quần; may giàng quần; may đũng; thùa khuyết đính cúc đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật.
+ Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn lắp ráp sản phẩm sơ mi quần âu.
+ Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc.
+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc.
1.2. Cơ hội việc làm:
+ Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo sơ cấp nghề May công nghiệp, học sinh có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền may của các Doanh nghiệp hoặc làm việc độc lập tại cơ sở do cá nhân tự tổ chức sản xuất.
+ Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm.
2. Nội dung giảng dạy
+ Các vấn đề cơ bản về may công nghiệp
+ Vận hành thiết bị may
+ May các đường may máy cơ bản
+ May áo sơ mi
+ May quần âu
VI. Chương trình nghề Tin học văn phòng
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
a. Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về tin học, cài đặt và khai thác các phần mền ứng dụng cơ bản thường dùng trong công tác văn phòng;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, mạng máy tính, hệ điều hành Windows;
+ Nắm được các kỹ năng cơ bản cũng như nâng cao của chương trình soạn thảo Microsoft Word;
+ Nắm được các kỹ năng cơ bản của các chương trình: Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint, Internet và các ứng dụng của Internet.
b. Kỹ năng:
+ Thực hiện thuần thục soạn thảo, xử lý và in ấn các văn bản theo yêu cầu công việc;
+ Sử dụng Microsoft Excel để tính toán được các bài toán đơn giản: tính lương, chấm công,…;
+ Sử dụng được chương trình Microsoft PowerPoint để tạo lập các bài thuyết trình phục vụ công việc chuyên môn;
+ Tìm kiếm và giao tiếp thu thập được các tài liệu trên Internet;
+ Quản lý và vận hành được một số mạng cục bộ cơ bản;
+ Biết được các thủ thuật, các cách làm tắt để cải tiến khả năng vận hành, tiết kiệm thời gian trong quá trình làm việc.
c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Học tập nghiêm túc, tích cực.
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
+ Có trách nhiệm sử dụng hợp lý và bảo quản tốt thiết bị chung.
1.2. Cơ hội việc làm:
Người làm nghề vi tính văn phòng được bố trí làm việc tại văn phòng, các văn phòng chuyên môn trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện…
2. Nội dung giảng dạy
+ Đại cương về tin học
+ Hệ điều hành Windows
+ Microsoft Word
+ Microsoft Excel
+ Microsoft Powerpoint
+ Internet và ứng dụng
QUY CHẾ ĐÀO TẠO |