Thanh niên là hạt nhân phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ

663
Web.ĐTN: Chiểu ngày 10/12, tại Hà Nội, 125 đại biểu Đại hội đã cùng thảo luận, trao đổi với đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ tại Diễn đàn “Thúc đẩy thanh niên sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Nhiều ý kiến đã được đưa ra, trong đó nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò của ĐVTN, đặc biệt là trí thức trẻ Việt Nam tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

 Tham dự có các đồng chí: Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn khóa X, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam.

  

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung, như: Phát huy thanh niên, đặc biệt là trí thức trẻ Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; Chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ; Cơ chế thúc đẩy hoạt động sáng tạo của thanh thiếu nhi; Vai trò của cán bộ Đoàn, Hội trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trong cuộc sống; Khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ trẻ; Hỗ trợ phát huy thế mạnh trí thức trẻ Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước.

Các đồng chí :Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Nguyễn Phi Long – Bí thư BCH Trung ương Đoàn khóa X, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam chủ trì Diễn đàn

Đổi mới chính sách thu hút và trọng dụng trí thức trẻ

  Đối thoại cùng đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều đại biểu đã bày tỏ ý kiến cần có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sáng tạo của ĐVTN.
 

Đại biểu Trương Ngọc Kiểm, Bí thư Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện nay khung pháp lý chưa đáp ứng hết nguyện vọng của đội tri thức trẻ. Ở góc độ của tổ chức Đoàn, các cấp bộ Đoàn cần chủ động đề xuất, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cơ chế, chính sách động viên hỗ trợ và phát huy tài năng trẻ để tránh chảy máu chất xám, lãng phí nguồn tài nguyên trí tuệ của thanh thiếu niên mà đôi khi các quyền lợi về tinh thần có giá trị động viên và sức thuyết phục lớn hơn rất nhiều các quyền lợi về vật chất.

 

Các nhà khoa học trẻ, trí thức trẻ cần được bảo đảm một số quyền lợi cơ bản như: quyền được tiếp cận thông tin một cách bình đẳng, quyền có cơ hội phát triển chuyên môn – kỹ năng – năng lực – phẩm chất – tầm nhìn, quyền được bảo vệ/bảo hộ các nghiên cứu khoa học, quyền được tự do sáng tạo… Từ những quyền đó, các nhà khoa học trẻ hoàn toàn có thể tự tin, chủ động tìm kiếm nguồn lực, phát huy tối đa năng lực sáng tạo cho phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển đất nước.

 
Đại biểu Trương Ngọc Kiểm, Bí thư Đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện nay khung pháp lý chưa đáp ứng hết nguyện vọng của đội ngũ tri thức trẻ
Ứng dụng khoa học công nghệ trong khởi nghiệp sáng tạo được các đại biểu quan tâm thảo luận
 
 

Phó Bí thư Huyện Đoàn Vị Xuyên (Hà Giang) Nguyễn Thị Yến đề xuất, cần xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trình độ cao, gắn với sử dụng cán bộ tài năng và trí thức trẻ; nên có chính sách hỗ trợ sinh viên xuất sắc và cam kết về tỉnh công tác sau khi tốt nghiệp và những sinh viên có nguyên vọng cống hiến cho địa phương; Mở rộng đối tượng tuyển dụng không qua thi tuyển vào bộ máy cơ quan nhà nước; Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức trẻ làm việc và sinh hoạt như điều kiện đi lại, phương tiện làm việc, nhà công vụ… nhất là trí thức trẻ công tác nơi vùng sâu, vùng xa; quy định rõ đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện thu hút trí thức trẻ có trình độ chuyên môn, thuộc lĩnh vực, ngành của từng địa phương, đơn vị đang thiếu; xây dựng cơ chế ưu đãi đặc thù cụ thể về tiền lương, nhà ở, vị trí công tác… để thu hút đội ngũ tri thức trẻ tình nguyện về công tác tại các huyện miền núi, các huyện, xã còn khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Trường Phong
 

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, từ năm 2013 luật đã thể chế hóa về lương, có thêm phụ cấp trách nhiệm, các hoạt động ưu tiên khác với các nhà khoa học trẻ tài năng, nhóm đối tượng được đặc biệt được trọng dụng. Các chính sách này đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ được thực hiện các đề tài, hỗ trợ kinh phí, nắm bắt các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới; Bộ cũng đã ký kết với Trung ương Đoàn nhiều kế hoạch liên tịch, xây dựng các CLB, vườn ươm tạo môi trường, sân chơi cho các bạn trẻ, hỗ trợ ý tưởng sáng tạo của thanh niên.

  

Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ xác định rõ trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên được tham gia vào các hoạt động khoa học công nghệ và mong lực lượng thanh niên Việt Nam sẽ xung kích sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ để tập trung nguồn nhân lực lớn mạnh dồi dào góp sức vào sự phát triển đất nước.

  

Đồng thời, Bộ ghi nhận và đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, nhưng thanh niên cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình, từ đó nâng cao ý thức, không ngừng nỗ lực, đẩy mạnh các hoạt động từ giáo dục đạo đức, lý tưởng, lói sống đến chuyên môn, học tập và phong trào, tình nguyện, góp phần cùng ngành khoa học công nghệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong Văn kiện Đại hội Lần thứ XII của Đảng.

  

Phong trào “Sáng tạo trẻ” nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhPhong trào “Sáng tạo trẻ” với phương châm “Mỗi đoàn viên thanh niên một ý tưởng sáng tạo, mỗi Chi đoàn là một hộp thư sáng kiến, mỗi cơ sở Đoàn là một vườn ươm sáng tạo” tiếp tục khẳng định được sức sống trong thanh niên, có sức lan tỏa đến tất cả các đối tượng thanh niên và các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn khóa X phát biểu tại Diễn đàn
 

Riêng năm 2017, Festival “Sáng tạo trẻ” toàn quốc lần thứ X đã tuyên dương 35 công trình, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu toàn quốc của đoàn viên thanh niên. Đây là những công trình được lựa chọn từ 254 hồ sơ tham gia bình chọn công trình, sản phẩm sáng tạo tiêu biểu của 51 tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. 35 công trình, sản phẩm được tuyên dương lần này có chất lượng khá đồng đều, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề như: tự động hóa, công nghệ thông tin, y tế, môi trường, an ninh quốc phòng, cơ khí,… Đây là các công trình, sản phẩm đã được ứng dụng vào thực tế lao động, sản xuất, học tập hoặc được đánh giá có khả năng áp dụng hiệu quả vào đời sống kinh tế – xã hội. 

  

Đồng chí Nguyễn Phi Long, Bí thư BCH Trung ương Đoàn khóa X cho biết, sáng tạo là đặc tính cơ bản của thanh niên. Trong nhiều năm qua, các cấp bộ Đoàn đã tích cực đẩy mạnh phong trào sáng tạo trẻ trong ĐVTN, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lao động, sản xuất và các hoạt động khác. Đại hội Đoàn lần này sẽ dự kiến phát động một trong 3 phong trào chính của tuổi trẻ cả nước là phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” trong 05 năm tới. Đoàn sẽ tập trung thôi thúc, cổ vũ, động viên thanh niên trong việc tiến quân vào khoa học công nghệ, làm chủ khoa học công nghệ.  Với sức mạnh của gần 24 triệu thanh niên sẽ là cơ hội quan trọng để thanh niên nắm bắt khi triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.

 

Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và xã hội đã tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

  

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 05 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Đề án nhằm mục tiêu hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Mục tiêu đến năm 2025 sẽ hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.

 
Ngọc Anh
Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây