Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị gì trước khi đi tìm việc?

915

Ngoài các kỹ năng mềm nhằm “lấy lòng” nhà tuyển dụng. Năng lực và tố chất của bạn sẽ quyết định bạn có được lựa chọn hay không? Để trở thành ứng viên sáng giá hơn so với những người còn lại. Bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng xin việc. Vậy sinh viên năm cuối cần chuẩn bị gì trước khi kiếm việc?

Đảm bảo bằng cấp “chuẩn” nhất trong giới hạn khả năng

Là sinh viên năm cuối, bạn đã hoàn thành gần hết số tín chỉ/ học phần trong ngành học của mình. Bạn cần có sự tập trung để đảm bảo bằng cấp “chuẩn” nhất trong khả năng cho phép.

Các trường Đại học đều có những yêu cầu đầu ra đối với sinh viên của trường. Bạn cần nhanh chóng hoàn thành các môn học (cải thiện hay trả nợ môn học). Các chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Hiện nay, nhiều bạn quan niệm rằng bằng cấp không quan trọng. hà tuyển dụng chỉ chú trọng đến kinh nghiệm nên “lơ là” trong việc học và “lao đầu” vào việc làm thêm. Tuy nhiên, chính suy nghĩ này sẽ trở thành “rào cản” cho bạn nếu muốn tiến xa hơn trong công việc. Vì việc bạn nợ môn, chưa tốt nghiệp sẽ khiến bạn phải tranh thủ thời gian hoàn tất trong một khoảng thời gian nhất định sau này.

 

Rèn luyện ngoại ngữ

Trong xu thế hội nhập. Nếu bạn giỏi một ngoại ngữ khác ngoài tiếng Việt thì con đường nghề nghiệp của bạn sẽ ngày càng mở rộng. Khi so sánh cùng một vị trí tuyển dụng. Nếu cùng bằng cấp, nhưng nếu bạn giỏi ngoại ngữ. Chắc chắn bạn đã có ưu thế.

Bạn sẽ có một mức thu nhập lý tưởng hơn. Có điều kiện được du học hoặc thậm chí là được làm việc cùng với các đối tác nước ngoài. Việc rèn luyện ngoại ngữ không thể “một sớm một chiều”. Bạn cần phải có sự đầu tư nghiêm túc ngay từ năm nhất. Là một sinh viên sắp tốt nghiệp. Bạn nên duy trì rèn luyện ngoại ngữ của mình hằng ngày, sử dụng được nhiều ngoại ngữ là một lợi thế.

 

Tranh thủ làm thêm khi có thể

Tranh thủ thời gian làm thêm là điều nên được khuyến khích vì đây cơ hội để bạn tích lũy thêm kinh nghiệm sống và vốn giao tiếp. Những năm đầu đại học là khoảng thời gian lý tưởng để bạn “lăn xả”. Bạn không phải “kén chọn” công việc. Có thể làm bất cứ công việc gì thậm chí là trái chuyên môn.

Và vào năm cuối – năm quan trọng để bạn định hướng nghề nghiệp tương lai. Bạn cần có sự phân bổ thời gian thật sự hợp lý. Ngoài việc đảm bảo việc học trên trường. Bạn nên bắt đầu tham khảo các trang tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành nghề mà mình đang học. Điều này nhằm bổ trợ những kinh nghiệm thực tế ngoài kiến thức chuyên môn được học trên trường – lớp.

Lựa chọn vị trí cộng tác viên/ thực tập sinh hay việc làm “part – time” là rất cần thiết cho sinh viên năm cuối. Bởi bạn vừa có thể linh động sắp xếp giờ học. Có cơ hội tiếp xúc, làm quen dần với công việc ở vị trí thấp nhất. Từ đó tích lũy dần kinh nghiệm cho bản thân.

Đây là điều kiện thực tế để bạn rèn luyện tác phong. Cách ứng xử trong công việc. Trong khoảng thời gian học đại học với sự trang bị kỹ càng về kiến thức lẫn kinh nghiệm – kỹ năng cần thiết. Bạn sẽ tự tin hơn trong phần chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vào những công ty mình mong muốn.

 

Thảo luận cùng với gia đình

Đây là khoảng thời gian bước sang giai đoạn “tự lập”, bạn cần thảo luận với gia đình về những hoạch định của bản thân trong tương lai. Một tâm lý vững vàng với sự hậu thuẫn từ phía gia đình sẽ giúp bạn tự tin hơn trên con đường phía trước. Bạn cần hiểu rõ bản thân cần làm gì thì mới có thể thuyết phục được người khác được. Bởi không ít những trường hợp gặp phải sự “cản trở” từ phía gia đình giữa việc làm gần nhà hay xa nhà, khiến bạn trở nên hoang mang. Bạn cần trao đổi thẳng thắn và cởi mở với gia đình về những mong muốn của mình để có sự trợ giúp kịp thời.

Sinh viên năm cuối chuẩn bị gì trước khi kiếm việc? sẽ không còn là nỗi băn khoăn của bạn nữa, nếu bạn đưa ra được những định hướng rõ ràng, cụ thể cho chính bản thân mình. Nếu bạn bỏ công sức vun trồng sẽ có ngày gặt hái được trái ngọt.

 

Theo CareerLink.vn

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây