Nhu cầu lao động năm 2017 ra sao ?

679
TTCT TP.HCM chiếm thị phần lớn trong thị trường lao động cả nước. Dự kiến trong năm 2017, TP.HCM sẽ cần đến 280.000 chỗ làm việc. Ngành nào “hot”?
 Nhu cầu lao động năm 2017 ra sao ?
Xây dựng vẫn là lĩnh vực có nhu cầu lớn về lao động trong năm nay.

Thị trường lao động (TTLĐ) TP.HCM đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức, kỹ năng về khoa học – công nghệ, quản lý, sản xuất kinh doanh. Nhưng hạn chế là TTLĐ TP phát triển chưa đồng bộ, còn chênh lệch cung – cầu lao động (LĐ) về số lượng, đặc biệt chất lượng chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập.

Nghịch lý là TP.HCM đang rất thừa LĐ nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề trong định hướng phát triển.

140.000 chỗ làm mới

Căn cứ chủ trương TP tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực, 9 ngành kinh tế trọng yếu và phát triển 50.000 doanh nghiệp trong năm 2017, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tại TP, năm 2017 dự kiến TP.HCM cần 280.000 chỗ làm việc, tăng 3,7% so với năm 2016, trong đó khoảng 140.000 chỗ làm việc mới, tăng 7,69% so với năm 2016.

Nhu cầu tuyển dụng LĐ tập trung nhiều ở một số ngành nghề (xem bảng).

 Nhu cầu lao động năm 2017 ra sao ?

Khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, Cộng đồng kinh tế ASEAN, TTLĐ trở nên sôi động hơn, LĐ tự do di chuyển, nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt LĐ có kỹ năng, ngoại ngữ.

Ngoài ra, LĐ cần trang bị các kỹ năng mềm khác: làm việc nhóm, khả năng thích nghi với cường độ làm việc cao, khả năng thích nghi với những khác biệt về văn hóa.

Năm 2017, TTLĐ TP tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc ở các lĩnh vực mũi nhọn, phát triển theo xu hướng LĐ đã qua đào tạo có nghề chuyên môn, yêu cầu về chất lượng, trình độ LĐ, có tay nghề, năng suất LĐ đảm bảo việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu LĐ…

Quý 1-2017: nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề marketing, bán hàng, dịch vụ du lịch – nhà hàng – khách sạn, nghiên cứu thị trường, người dẫn chương trình, xây dựng, giúp việc nhà, giao hàng nhanh, nhân viên bảo vệ… sẽ tăng cao trong tháng 1 và tháng 2-2017.

Tháng 3, nhu cầu tuyển dụng LĐ lành nghề có xu hướng tăng ở các lĩnh vực sản xuất, chế biến… Nhu cầu tuyển dụng LĐ tháng 1-2017 (thời điểm tết) 20.000 chỗ làm việc, mức độ thiếu hụt LĐ sau tết không cao (dưới 3%), dịch chuyển LĐ cũng ở mức 15%, thể hiện sự gắn kết cung – cầu TTLĐ TP, đặc biệt sự phát triển ổn định và chính sách chăm lo LĐ của doanh nghiệp.

Quý 2 và quý 3-2017: kinh tế TP ổn định sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho TP tiếp tục phát triển kinh tế theo những định hướng năm 2017, TTLĐ có sự gia tăng theo xu hướng nhân lực chất lượng cao, có tay nghề.

Dự kiến nhu cầu tuyển dụng quý 2 khoảng 72.000 chỗ làm và quý 3 khoảng 71.000 chỗ làm. Tập trung thu hút LĐ ở một số ngành nghề: marketing – kinh doanh – bán hàng, công nghệ thông tin, vận tải – kho bãi – xuất nhập khẩu, tài chính – tín dụng – ngân hàng, quản lý nhân sự…

Quý 4-2017: các doanh nghiệp tuyển dụng chú trọng LĐ có trình độ, tay nghề với khoảng 68.000 chỗ làm việc, trong đó LĐ phổ thông chiếm 27%.

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực tập trung các nhóm ngành nghề: dệt may – giày da, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin, dịch vụ – phục vụ, bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên giao hàng…

Đào tạo theo nhu cầu xã hội

TTLĐ TP luôn mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ chuyên môn. Vì vậy việc tham gia đồng bộ của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, trường đào tạo và xã hội là cần thiết, từng bước nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng. Cụ thể:

– Đẩy mạnh chuyển dịch LĐ dư thừa từ nông nghiệp, từ LĐ không có nghề, từ LĐ khu vực phi chính quy, LĐ nhàn rỗi… sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch chuyển LĐ có tay nghề trung bình lên bậc cao, trình độ cao.

– Đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác đồng bộ các hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực hành gắn kết nhu cầu sử dụng LĐ. Phát triển đào tạo liên thông theo loại hình vừa học vừa làm, không phân biệt bằng cấp theo loại hình đào tạo. Thu hút khu vực tư nhân tham gia đào tạo theo nhu cầu xã hội.

– Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của TP đối với hoạt động của các trường đào tạo, dạy nghề và nhận thức tự học tập. Nâng cao năng lực phân tích và dự báo cung – cầu nhân lực. Dự báo những ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm trung hạn (5 năm), dài hạn (10-20 năm), góp phần tham mưu quy hoạch cơ cấu đào tạo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội TP, quốc gia và hội nhập.

– Đưa các chương trình giáo dục định hướng nghề nghiệp vào các trường THPT và THCS. Xây dựng cổng thông tin hướng nghiệp – việc làm TP kết nối các tỉnh, thành, khu vực và quốc gia. Điều tra, khảo sát việc làm của sinh viên và nhu cầu TTLĐ về xu hướng việc làm, học nghề.

Xây dựng kho dữ liệu TTLĐ TP, cập nhật cung – cầu LĐ, biến động LĐ, tỉ lệ LĐ qua đào tạo, tỉ lệ LĐ thất nghiệp định kỳ 6 tháng/lần.■

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây