TRANG CHỦ CHI BỘ ĐẢNG Văn bản - tài liệu - CBĐ Hướng dẫn tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực...

Hướng dẫn tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII)

741

(ĐCSVN) – Ban Tuyên giáo Trung ương vừa ban hành văn bản hướng dẫn việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).

Văn bản số 36-HD/BTGTW ngày 12/6/2017 hướng dẫn tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) nhằm giúp cấp ủy các cấp chỉ đạo xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức triển khai học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã được thông qua. Trên cơ sở đó, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động, kế hoạch hành động để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Đồng thời, tổ chức và tham gia làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền rộng rãi những nội dung cơ bản của Nghị quyết trong các tầng lớp nhân dân; tăng cường đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, nhận thức lệch lạc.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) – Ảnh: CPV

Qua việc tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), yêu cầu cán bộ, đảng viên nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của nghị quyết, đặc biệt, những nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác chuyên môn. Các cấp ủy đảng có hình thức tổ chức học tập, quán triệt và xác định nội dung quán triệt cho phù hợp với từng đối tượng, từng cấp. Việc học tập, quán triệt các nghị quyết, kết luận là trách nhiệm chung của mọi cán bộ, đảng viên.

Việc tổ chức quán triệt thực hiện thiết thực, hiệu quả, không qua loa, hình thức; kết hợp nghe giới thiệu, luận giải trên hội trường với thảo luận, tự đọc, tự tìm hiểu là chính. Khuyến khích các hình thức tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết đa dạng, sinh động, tận dụng được lợi thế của công nghệ thông tin và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương, đơn vị. Chú ý công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết kịp thời việc học tập, quán triệt các văn kiện cũng như việc tổ chức thực hiện.

Thảo luận xây dựng chương trình hành động, kế hoạch hành động đảm bảo quan điểm chỉ đạo, những chủ trương, định hướng lớn được quyết định tại Hội nghị; phù hợp với địa phương và đảm bảo điều kiện thực hiện.

Nội dung học tập, quán triệt tập trung vào những nội dung, quan điểm cơ bản, mới trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Về đối tượng và phương thức học tập, quán triệt: tổ chức Hội nghị trực tuyến từ Trung ương với điểm cầu ở Hà Nội tới 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Điểm cầu ở Trung ương do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức. Cấp ủy các cấp, ngành, địa phương nơi có điều kiện sẽ tổ chức các điểm cầu kết nối trực tuyến với điểm cầu Trung ương cho các đối tượng không thuộc thành phần dự ở Trung ương. Những địa phương, đơn vị không có điều kiện tổ chức trực tuyến, bí thư cấp ủy tổ chức hội nghị học tập, quán triệt theo quy định chung.

Cấp ủy các cấp chủ trì xây dựng chương trình hành động của tập thể trên cơ sở vận dụng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng; đồng thời bám sát thực tiễn cơ sở nhằm nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị có kế hoạch hành động cá nhân thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao; thể hiện quyết tâm, tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu.

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động là khâu ưu tiên và được thể hiện từ khâu xây dựng, thảo luận, quán triệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc và phải hoàn thành ngay sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết.

Cán bộ, đảng viên đã tham gia các lớp học tập, quán triệt Nghị quyết do cấp ủy đảng các cấp triệu tập đều phải viết thu hoạch cá nhân. Nội dung thu hoạch tập trung thể hiện nhận thức cá nhân về thực trạng (thành tựu, hạn chế và nguyên nhân), những điểm mới, thời cơ thách thức, mục tiêu, giải pháp, đặc biệt là kiến nghị về các giải pháp thực hiện ở ngành, địa phương, đơn vị và trách nhiệm cụ thể của cá nhân.

Các cấp ủy đảng chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc học tập, quán triệt và việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm túc, theo lộ trình phù hợp để bảo đảm nắm chắc tình hình, đôn đốc, uốn nắn kịp thời; sau đợt tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện có sơ kết, tổng kết, báo cáo cấp trên.

Về tổ chức thực hiện, Ban Tuyên giáo, văn phòng cấp ủy, tổ chức đảng ủy tham mưu với cấp ủy tổ chức khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả việc học tập, quán triệt và xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc sớm tổ chức việc học tập, quán triệt và xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân.

Ban Tuyên giáo, văn phòng các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương định kỳ và sau đợt học tập, quán triệt Nghị quyết gửi báo cáo về Ban Tuyên giáo Trung ương để tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ tổ chức giám sát, kiểm tra tại một số địa phương, đơn vị khi có điều kiện./.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây