Quan điểm chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Cần- Kiệm – Liêm – Chính

1722

Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Cần
    Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai…
    Tục ngữ ta có câu:
    Nước chảy mãi, đá cũng mòn.
    Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
    Nghĩa là Cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.
    Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt động thì sức khoẻ.
    Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai. Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần.
    Người siêng năng thì mau tiến bộ.
    Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
    Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
    Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.
    Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng…
    Cần không phải là làm xổi. Nếu làm cố sống cố chết trong một ngày, một tuần, hoặc một tháng, đến nỗi sinh ốm đau, phải bỏ việc. Như vậy không phải là Cần.
    Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời. Nhưng không làm quá trớn. Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc cho lâu dài.
    Lười biếng là kẻ địch của chữ Cần.
    Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc.
    Một người lười biếng, có ảnh hưởng tai hại đến công việc của hàng nghìn hàng vạn người khác…
    … Nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng, thì khác nào toàn chuyến xe chạy, mà một bánh xe trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả chuyến xe.
    Vì vậy, người lười biếng là có tội lỗi với đồng bào, với Tổ quốc…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi vào Sổ vàng truyền thống, nhân dịp khai trường Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tháng 9-1949.
Kiệm
    Kiệm là thế nào?
    Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
    Cần với Kiệm, phải đi đôi với nhau như hai chân của con người.
    Cần mà không Kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy hết ra chừng ấy, không lại hoàn không.
    Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.
    … Tiết kiệm không phải là bủn xỉn.
    Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
    Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn chứ không phải là kiệm.
    Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ.
    Việc đáng làm trong 1 giờ, mà kéo dài 2, 3 giờ, là xa xỉ.
    Hao phí vật liệu, là xa xỉ.
    Ăn sang mặc đẹp trong lúc đồng bào đang thiếu cơm, thiếu áo, là xa xỉ.
    Vì vậy xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào.
Liêm
    Liêm là trong sạch, không tham lam.
    Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi làLiêm, chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp.
    Cũng như ngày xưa trung là trung với vua. Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.
    Ngày nay, nước ta là dân chủ cộng hòa, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phảiLiêm. Cũng như Trung là trung với Tổ quốc; hiếu là hiếu với nhân dân; ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọi người đều biết thương cha mẹ.
    Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mớiLiêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam…
Chính
    Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà.
    Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.
    Trên quả đất, có hàng muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: ngườiThiện và người Ác.
    Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc. Song những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việcChính và việc .
    Làm việc Chính, là người Thiện.
    Làm việc , là người Ác.
    Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm), Chính là Thiện.
    Lười biếng, xa xỉ, tham lam, là tà, là ác…
(Cần kiệm, liêm chính,
Tháng 6- 1949 ; Sđd, tập 5, tr. 632-643)
(theo Một số lời dạy và mẫu chuyện về
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
– NXBCTQG)
Những lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về đạo đức
Quan điểm chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức
  a) Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà… không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền.
Những người đã… không ham, không e, không sợ gì thì việc gì phải họ đều làm được.

b) Nghĩalà ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.

c) Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.

d) Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.

    e) Liêmlà không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
    Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.
    Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?
Sửa đổi lề lối làm việc, Tháng 10 -1947; Hồ Chí Minh toàn tập,
tập 5, NXB CTQG, HN, 1995; tr. 251-253.
(theo Một số lời dạy và mẫu chuyện 
về TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NXBCTQG)
Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây