Những điều không nên nói với sếp

813

Đừng nói thẳng với họ là “Anh sai rồi”, “Tôi không biết” hay “Đó có phải là việc của tôi đâu”, nếu bạn muốn thăng tiến trong sự nghiệp.

1. Anh/chị sai rồi

Chỉ trích công khai hoặc nói thẳng sai sót của cấp trên chắc chắn sẽ khiến bạn bị coi là người ngoài trong các cuộc họp, hoặc sẽ chẳng bao giờ được hỏi ý kiến, Rosalinda Oropeza Randall – chuyên gia về phép lịch sự cho biết.

Nếu cảm thấy cấp trên mắc lỗi, bạn vẫn có nhiều cách giải quyết việc này, như nói: “Tôi không biết thế này có đúng không, nhưng tôi hiểu là….”. Nó sẽ khiến họ cân nhắc lại và sửa chữa mà không dựng hàng rào bảo vệ với bạn. “Nhìn chung là nói câu gì cũng được, miễn là bạn có thái độ ôn hòa và hữu ích”, Randall cho biết.

2. Tôi không thể

Thái độ “có thể” luôn là đức tính được đánh giá cao. Còn câu nói “Tôi không thể” thiếu cả sự tự tin và sự sẵn sàng nắm bắt cơ hội.

3. Đó có phải việc của tôi đâu

nhung-cau-khong-bao-gio-nen-noi-voi-sep-1

Nói rằng không sẵn sàng làm những việc ngoài phận sự chỉ cho thấy anh không muốn thành công trong công ty mà thôi, Ryan Kahn – nhà sáng lập hãng tư vấn nghề nghiệp The Hired Group cho biết.Trong môi trường hiện nay, các nhân viên đều được kỳ vọng làm việc linh hoạt. Càng có nhiều kỹ năng, họ càng khó bị thay thế.

4. Tôi không biết

Dĩ nhiên, bạn không cần phải biết đáp án cho mọi câu hỏi. Nhưng tốt nhất hãy cho cấp trên một phán đoán và cam kết sẽ tìm hiểu sâu hơn. Nó sẽ có ích hơn là nhún vai tỏ vẻ không biết.

5. Không

Ai cũng kỳ vọng vào sự hợp tác nơi công sở. Thi thoảng, nói “Không” cũng là điều cần thiết. Nhưng nó sẽ phù hợp hơn nếu đi kèm với một lời giải thích thỏa đáng. Ví dụ, nếu sếp của bạn nói: “Anh có thời gian làm cho dự án Smith hôm nay không?”, bạn không nên trả lời “Không”. Thay vào đó, hãy nói: “Hôm nay hơi khó, nếu anh vẫn muốn tôi tập trung cho bài thuyết trình của công ty. Tôi có thể tham gia dự án vào ngày mai được không?”

6. Tôi sẽ cố

Một vài người cho rằng đây là câu trả lời chấp nhận được. Tức là chúng ta đều sẽ cố làm tốt nhất có thể. Nhưng nó sẽ khiến cấp trên của bạn cảm thấy không chắc chắn. Vì khi giao việc, họ đã tin tưởng vào bạn rồi, rằng bạn sẽ hoàn thành trong thời gian nhất định.

Hãy thử tưởng tượng bạn hỏi: “Ông sẽ ký duyệt lương cho tôi vào ngày 15 chứ?”, và sếp bạn trả lời “Tôi sẽ cố”.

7. Ở chỗ làm cũ, chúng tôi không làm thế

Không sếp nào thích người biết tuốt đâu. Vì thế, anh cần thật tế nhị nếu cho rằng mình có cách làm tốt hơn. “Tốt hơn là đừng dùng những câu nhạy cảm, mang tính thách thức. Thay vào đó, hay chuyển chúng thành những câu hỏi mang tính xây dựng”, Lynn Taylor – tác giả cuốn “Cách giải quyết những hành động trẻ con của cấp trên và thăng tiến trong công việc” cho biết.


8. Tôi không thể làm việc với anh ta/cô ta
Không sếp nào thích người biết tuốt đâu. Vì thế, anh cần thật tế nhị nếu cho rằng mình có cách làm tốt hơn. “Tốt hơn là đừng dùng những câu nhạy cảm, mang tính thách thức. Thay vào đó, hay chuyển chúng thành những câu hỏi mang tính xây dựng”, Lynn Taylor – tác giả cuốn “Cách giải quyết những hành động trẻ con của cấp trên và thăng tiến trong công việc” cho biết.

Không thể hòa hợp với người khác là việc chẳng tốt tí nào. Khi đi học cũng vậy. Và đi làm lại càng khó chấp nhận. Nó cho thấy bạn sẽ khó vượt qua các mâu thuẫn cá nhân để đạt kết quả tốt nhất.

9. Sao cô ta lúc nào cũng được…?

Than vãn chuyện này chẳng có tác dụng gì đâu. Tốt nhất là bạn nên hỏi làm cách nào mình cũng có đặc quyền như người nọ người kia, và quên những người khác đi.

10. Vài ngày tới là tôi đi nghỉ rồi nhé/Mai tôi sẽ về nhà sớm

Đừng nói với sếp là bạn sẽ đi nghỉ, hoặc sẽ rời văn phòng sớm. Hãy hỏi họ thật lịch sự. Dĩ nhiên, bạn không phải trẻ con để nói những câu như: “Tôi có thể xin phép nghỉ thứ Hai và thứ Ba không?”. Thay vào đó, bạn có thể nói: “Tôi có kế hoạch xin nghỉ thứ Hai và thứ Ba. Và tôi muốn đảm bảo là anh không thấy vấn đề gì với việc đó”.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây