Phong cách Hồ Chí Minh về tính dân chủ

784

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH DÂN CHỦ

(Thực hiện NQ tháng 8 chuyên đề học tập tư tưởng đạo đức và phong cách HCM)

 

Hồ  Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiẹm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

 

          Trước hết, theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời tinh thần ấy cũng thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của người. Hồ Chí Minh không bao giờ đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, mà luôn luôn tranh thủ bàn bạc với tập thể Bộ chính trị Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội, khi cần thiết, triệu tập cả hội nghị chính trị đặt biệt – một hình thức Diên Hồng của thời đại mới – để xin ý kiến các đại biểu quốc dân.

 

          Khi bàn về cách làm và xuất bản loại sách Người tốt, việc tốt với một số cán bộ, Người nói:”Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ cải, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không nên: Bác nói gì, các chú cứ ghi vào sổ mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không làm, hay làm một cách qua loa”.

 

          Người yêu cầu lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”. Muốn thế, người lãnh đạo phải đề cao, mỡ rộng dân chủ, từ dân chủ trong Đảng đến dân chủ trong các cơ quan đại biểu của dân. Người năng đi xuống cơ sở, để lắng nghe ý kiến của cấp dưới và của quần chúng, chứ không phải để huấn thị.”Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tăng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói, họ sợ”. Do đó, theo Người, phải biết động viên, khuyến khích” khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm cho cấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật. Người lãnh đạo có phẩm chất đương nhiên không nói dối ai, nhưng muốn để không ai nói dối mình thì phải có phương pháp lãnh đạo tốt, có phong cách gần gủi quần chúng, đi sát cơ sở.

 

          Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu không gì bằng khuyên cán bộ của mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như vậy chẳng những không phạm vì đến uy tín của người lãnh đạo, mà lại thể hiện dân chủ thật sự trong Đảng.

          Thứ hai, là phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể, Người thường nói: Đề ra công việc, đẻ ra Nghị quyết, không khó, vấn đề là thực hiện nó. Ai thực hiện? – Tập thể, quần chúng. Vì vậy, có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùng thông suốt, nhất trí, mới cùng quyết tâm thực hiện, tránh được”trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Sở vĩ xẩy ra mất đoàn kết vì người đứng đầu ở nơi đó còn chuyên quyền, độc đoán áp đặt chủ quan, trong hội nghị thì mọi người miễn cưỡng đồng tình, sau hội nghị, nếu đã không thông thì sẽ không quyết tâm thực hiện. Vì vậy, Người yêu cầu:”Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình:. “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”; “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Bản thân Người là tấm gương mẫu mực về thực hành dân chủ.

 

          Trong công tác lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Người luôn có ý thức sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức, sức mạnh tập thể và sức mạnh tổng hợp của quần chúng, nhân dân. Trước khi quyết định một công việc hệ trọng, người đều hỏi lại cẩn thận và chu đáo những người đã giúp mình. Tất cả những ai đã được Bác giao việc đều cảm nhận sâu sắc điều đó.

 

          Phong cách dân chủ Hồ Chí Minh được thể hiện từ việc lớn đến việc nhỏ: Chuẩn bị ra một Nghị quyết hay dự thảo một văn kiện, viết một bài báo…Người đều đưa ra thảo luận trong tập thể Bộ Chính trị, tham khảo ý kiến những người xung quanh. Người tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định: Mọi vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật,… Người đến huy động sự tham gia của đội ngũ trí thức, chuyên gia trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, yêu cầu chuẩn bị kỹ, trao đổi rộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều được cân nhắc kỹ, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đổi, bổ sung.

 

          Thứ ba, là nhận trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu Nhà nước, nhưng Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việc tập thể và dân chủ. Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách, tức là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung”.

          Tác phong tập thể – dân chủ của Bác luôn luôn tạo ra không khí làm việc hoạt bát, phấn khởi, hăng hái và đầy sáng tạo. Cương vị lãnh đạo càng cao, thì càng đòi hỏi phải có tác phong tập thể – dân chủ thật sự, chứ không phải hình thức. Bởi vì, mọi sự giả tạo làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập thể. Mọi thói hình thức của chủ nghĩa, sớm muộn, sẽ làm xoáy mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ. Nhiều lần, Người đã phê bình cách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, do đó mà Người có ý kiến không dám nói, người muốn phê bình không dám phê bình, làm cho cấp trên, cấp dưới cách biệt nhau, quần chúng với Đảng xa rời nhau không còn hăng hái, không còn sáng kiến trong khi làm việc.

          Hồ Chí Minh là người đã hóa thân một cách toàn vẹn và trọn vẹn vào trong nhân dân. Hồ Chí Minh là người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ cho dân. Trong chế độ mới, giá trị cao nhất của độc lập dân tộc là đem lại quyền làm chủ thực sự cho dân, phải trao lại cho dân mọi quyền hành. Dân là chủ, nghĩa là trong xã hội Việt Nam, nhân dân là người chủ của nước, nước là nước của dân. Các cơ quan Đảng và nhà nước là tổ chức được dân ủy thác làm công cụ cho dân. Từ thực hành dân chủ cho nhân dân, đến thực hành dân chủ trong đảng, trong cơ quan, tổ chức, phong cách dân chủ của Bác Hồ là sự thể hiện nhất quán của tư tưởng đạo đức vì dân, vì nước, như Người từng khẳng định 5 điểm đạo đức mà người đảng viên phải giữ gìn cho đúng đó là:

 

– Tuyết đối trung thành với Đảng , với nhân dân.

          – Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.

          – Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cuối đầu.

          – Vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.

          – Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.

           Qua chuyên đề trên, chúng ta có thể khẳng định Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn, phong cách và đạo đức, phong cách dân chủ của Bác Hồ thật sự là tấm gương để mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng noi theo. Vì vậy, đối với bản thân tôi sẻ ra sức cố gắng học và làm theo Bác trong quá trình công tác với những vấn đề sau:

         Một là, luôn gắn bó với tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, trong trao đổi, bàn bạc công việc phải phát huy tính dân chủ của tập thể, tạo sự nhất trí cao trong tập thể.

          Bản thân, luôn luôn biết lắng nghe ý kiến đóng góp của tập thể cơ quan, trong công tác tự phê bình và phê bình với một tinh thần thẳng thắn, khách quan, công tâm, nhất là trong công tác đánh giá xếp loại đảng viên.

 

         Trong làm việc với tinh thần quyết tâm cao, làm cho bằng được, không qua loa hình thức, làm việc phải thật sự hiệu quả.

          Hai là, Bản thân luôn phát huy tính dân chủ thật sự, mở rộng dân chủ, phát huy tốt sức mạnh của tập thể, từ đó tạo ra sự đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị.

 

         Ba là, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể phân công, tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách  Trong làm việc phải có tác phong dân chủ, tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, phấn khởi, đồng tâm hiệp lực vượt qua khó khăn cùng chia sẻ với tập thể. Đồng thời, phát huy và đề cao quyền dân chủ thật sự trong cơ quan.

     Qua những quan điểm, tư tưởng, đạo đức, phong cách dân chủ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong trung tâm noi theo./

 

Đào Ngọc Sáu sưu tầm và giới thiệu bài của Trọng Sơn tỉnh Bạc liêu

 

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây