BÁC HỒ VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHỈNH ĐỐN ĐẢNG

1291

    79 mùa xuân cuộc đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng phục vụ Tổ Quốc và nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta và thế giới hàng ngàn bài nói, bài viết. Trong đó bản di chúc lịch sử mad người viết vào những năm cuối đời là viên ngọc ngời sáng nhất, trong số những viên ngọc quý đó. Bản di chúc lịch sử chứa đựng những tư tưởng và tình cảm lớn của Người – một lãnh tụ thiên tài, một người thầy lổi lạc của cách mạng Việt Nam và thế giới. Ngay khi đất nước còn ngập chìm trong khói lữa chiến tranh, Bác Hồ đã nghĩ đến ngày mai chiến thắng và dự kiến những công việc cần làm, những công việc cần phải tránh để đưa đất nước tiến lên giành những thắng lợi mới.

 1. Là người suốt đời phụng sự Tổ Quốc và nhân dân, điều mà Hồ Chí Minh quan tâm nhất trước lúc từ biệt chúng ta về với thế giới Người Hiền là sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Bởi theo Người ” Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Trong bản di chúc để lại cho toàn Đảng toàn dân, cho hậu thế muôn đời Người căn dặn: ” Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng và nhân dân ta các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết nhất trí của Đảng trước hết phải được xây dựng trên cơ sở một mục đích, một lí tưởng thống nhất. Người thường xuyên căn dặn các đảng viên của Đảng: ” Đảng không phải là một tổ chức làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ Quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Sự đoàn kết thống nhất về lí tưởng của Đảng  là vấn đề cơ bản, cốt lõi, đảm bảo cho sự đoàn kết vững chắc, song sự đoàn kết thống nhất ấy phải được bồi đắp trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Người nhấn mạnh: ” Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy… Bây giờ học thuyết thì nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin “. Người cũng nêu lên điều kiện để có đoàn kết trong Đảng là: ” phải có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau”.

 2. Muốn có sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, đồng thời cũng đảm bảo tính tất yếu về sự lãnh đạo của Đảng điều cần chú trọng là phải chỉnh đốn lại Đảng . Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đây là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính thường xuyên của Đảng cầm quyền. Bời theo Người đã tiên liệu về sự vận động của bản thân Đảng trong quá trình biến đổi và phát triển của tình hình cách mạng, và chỉ rỏ tất yếu khách quan của công viêc phải chỉnh đốn lại Đảng mục đích là để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, ngăn ngừa bệnh choáng ngợp, tự mãn của người đã có quyền lực.Thực tế hôm nay khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, không ít cán bộ dảng viên của Đảng đã “tự đánh mất mình” đâm ra kiêu ngạo, xa xĩ , tham ô, quan liêu. Vì vậy, trong Di chúc Người căn dặn: ” Viếc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi Đảng viên, mỗi Đoàn viên, mỗi chi bộ đều cần ra sức làm trong nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”, nhằm khôi phục uy tính của Đảng đối với nhân dân – vấn đề cốt tử của một Đảng cầm quyền – Người nhấn mạnh : ” Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đãng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, Phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: ” Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân… Trong xã hội không gì tốt đẹp vẽ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân”. Triết lý sâu sắc này khẳng định vị thế của nhân dân trong tư tưởng của Người .Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời, với đường lối chiến lược đúng đắn, sách lược mềm dẽo đã tập hợp tổ chức, và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đã liên tiếp giành thắng lợi . Cách mạng Tháng 8 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời.Từ đây bắt đầu xây dựng nhà nước kiều mới: Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ ràng rằng: ” Dân chủ không có nghĩa là nhân dân được ban phát những quyền lợi đó và mặc nhiên hưởng thụ . Trái lại, ” Chế độ đân chủ” tức là nhân dân là người chủ, nhưng mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình ” . Đảng và chính phủ phải có trách nhiệm tạo điều kiện để nhân dân nâng cao trình độ kiến thức, trình độ chính trị, năng lực làm chủ để có thể tham gia quản lý nhà nước. Vì vậy để xứng đáng vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân, Đảng phải luôn cũng cố, chăm lo mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Đây cũng chính là điều kiện để ” Củng cố và tăng cường sức mạnh của Đảng về mọi mặt, làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong thời kì mới”.

Là người sáng lập và rèn luyện Đãng ta,Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ bài học xương máu của các Đãng cầm quyền là nguy cơ tự đánh mất mình. mất quần chúng. Vì thế, trong Di chúc của Người căn dặn những lời tâm huyết : ” Đãng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ” . Đây chính là những đóng góp sáng tạo về lý luận và thực tiển cho khoa học xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đã 46 năm trôi qua kể từ khi chúng ta vĩnh biệt Người nhưng bài học về sự đoàn kết, xây dựng và chỉnh đốn Đảng mà người căn dặn trước lúc đi xa vẫn còn nguyên giá trị. Tưởng nhớ Người, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên nguyện phấn đấu thực hiện tốt những điều căn dặn của Người, góp phần làm trong sạch vững mạnh bộ máy nhà nước,nhằm đủ sức lảnh đạo nhân dân, vượt qua khó khăn thử thách, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ Cách mạng do Đảng đề ra, thoả lòng mong ước của Bác Hồ kính yêu : ” Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nhà nước Việt Nam hoà bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Ngọc Hải  (ST)

Chia sẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây